Quỹ Hỗ trợ Cựu sinh viên Australia
Quỹ Hỗ trợ Cựu sinh viên Australia – Đợt 3 năm 2020
Quỹ Hỗ trợ Cựu sinh viên Australia (AAGF) là một hoạt động nằm trong Chiến lược Cựu sinh viên Australia tại Việt Nam, được quản lý bởi Chương trình Úc cùng Việt Nam Phát triển Nguồn nhân lực (Aus4Skills). Quỹ được xây dựng nhằm tài trợ cho dự án của các cựu sinh viên Việt Nam đã từng học tập tại các tổ chức giáo dục Australia nhằm củng cố các kiến thức và kỹ năng chuyên môn và tăng cường mối quan hệ giữa Australia và Việt Nam thông qua việc tiến hành các nghiên cứu ứng dụng, tổ chức tập huấn, hội thảo và cải thiện hệ thống và quy trình tại nơi làm việc. Chương trình Aus4Skills đã triển khai hai đợt tài trợ cho cựu sinh viên Australia nói chung, và một đợt tài trợ thí điểm dành cho cựu sinh viên đã tham gia hoạt động đào tạo kỹ năng phát triển nguồn nhân lực của Chương trình.
Tài liệu hướng dẫn áp dụng cho đợt tài trợ 3-2020 tập trung vào các nhóm sau:
Nhóm | Ứng viên hợp lệ | Đề xuất dự án |
Cựu sinh viên Australia nói chung |
|
Đóng góp vào các lĩnh vực ưu tiên bao gồm:
|
Cựu sinh viên đã tham gia hoạt động đào tạo kỹ năng phát triển nguồn nhân lực của Chương trình Aus4Skills |
Chỉ áp dụng cho các cựu sinh viên của khóa học ngắn hạn Chương trình Học bổng Chính phủ Australia (AASC) và các Cơ hội học tập khác (ILOs) thuộc Chương trình Aus4Skills. Các cựu sinh viên khác của các cơ sở giáo dục Australia có thể tham gia với tư cách là thành viên của nhóm để nộp hồ sơ xin tài trợ, với điều kiện trưởng nhóm phải là một trong hai đối tượng nói trên.
Đặc biệt khuyến khích cựu sinh viên của các khóa học AASC và ILOs nộp hồ sơ theo nhóm này (trừ trường hợp dự án hướng tới các mục tiêu Hòa nhập cho Người khuyết tật phải nộp theo nhóm tương ứng dưới đây) |
Đóng góp vào các mục tiêu của các hợp phần Phát triển Nguồn nhân lực của Chương trình Aus4Skills. |
Cựu sinh viên Australia đóng góp vào lĩnh vực Hòa nhập cho Người khuyết tật |
Cựu sinh viên phải đáp ứng ít nhất một trong các điều kiện sau: (i) là người khuyết tật; (ii) đang làm việc tại Tổ chức Người khuyết tật1 hoặc (iii) hợp tác với một Tổ chức Người khuyết tật để thực hiện dự án được đề xuất theo nguyên tắc “người khuyết tật tham gia giải quyết các vấn đề của họ” nhằm đưa ra ý kiến dựa trên kinh nghiệm của người khuyết tật để hỗ trợ các nỗ lực hòa nhập hiệu quả.
Các cựu sinh viên khác của các cơ sở giáo dục Australia có thể tham gia với tư cách là thành viên của nhóm để nộp hồ sơ xin tài trợ, với điều kiện trưởng nhóm thuộc đối tượng nói trên.
Tất cả các dự án hướng tới mục tiêu Hòa nhập cho Người khuyết tật phải nộp theo nhóm này. |
Đóng góp vào các mục tiêu Hòa nhập cho Người khuyết tật (thúc đẩy tiếp cận cho người khuyết tật tại Việt Nam trên các phương diện: môi trường sống; và/hoặc công nghệ hỗ trợ; và/hoặc giáo dục; và/hoặc việc làm; và/hoặc chăm sóc sức khỏe) |
1 Tổ chức người khuyết tật (DPOs) được định nghĩa là tổ chức quốc tế, khu vực, quốc gia hay địa phương đại diện hoặc hỗ trợ cho người khuyết tật. Đặc điểm chính của các tổ chức này là được điều hành và hướng tới người khuyết tật theo tiêu chí “người khuyết tật tham gia giải quyết các vấn đề của họ”. Các tổ chức này phải được đăng ký là tổ chức người khuyết tật hoặc tổ chức phi chính phủ với Chính phủ Việt Nam.
Các đề xuất hỗ trợ Việt Nam trước ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 sẽ được cân nhắc có thêm ưu tiên.
Hồ sơ đăng ký nhận tài trợ từ Quỹ Hỗ trợ Cựu sinh viên Australia nộp trực tuyến tại https://vietnam.smartygrants.com.au/AAGFRound3 đến 24h00 ngày 20/6/2020.
LƯU Ý: Hồ sơ trên hệ thống SmartyGrants có thể truy cập được kể từ ngày 20/4/2020.
Đóng góp cho các mục tiêu của Chương trình Aus4Skills
Tất cả hồ sơ xin tài trợ cần đáp ứng ít nhất một trong ba mục tiêu của Chương trình Aus4Skills, bao gồm:
- Mục tiêu 1: Các cựu sinh viên nam và nữ sử dụng các kỹ năng và kiến thức mới để đóng góp tích cực cho các lĩnh vực ưu tiên đã được lựa chọn.
- Mục tiêu 2: Cơ quan nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, tổ chức xã hội dân sự được lựa chọn và các đối tác khác thể hiện sự thay đổi mang tính tổ chức như cải thiện chính sách, ứng dụng thực tiễn và/hoặc tiêu chuẩn thực hiện thông qua hỗ trợ của Chương trình.
- Mục tiêu 3: Australia và Việt Nam liên kết mạnh mẽ và bền vững hơn trong các ngành/lĩnh vực được lựa chọn.
Các hoạt động hợp lệ để xin tài trợ
Bốn nhóm hoạt động hợp lệ để xin tài trợ bao gồm:
Nhóm 1: Xây dựng và tổ chức chương trình đào tạo hoặc (các) khoá đào tạo, hội thảo, tọa đàm hoặc hội nghị (hồ sơ chỉ đề xuất đến tham dự một trong những sự kiện nêu trên sẽ không hợp lệ), hoặc các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng, các hoạt động vận động chính sách.
Nhóm 2: Nghiên cứu ứng dụng. Hồ sơ chỉ đề xuất hoạt động trình bày nghiên cứu, áp phích tại các hội thảo sẽ không hợp lệ.
Nhóm 3: Thay đổi về tổ chức và thể chế. Loại hình này hỗ trợ các hoạt động đổi mới góp phần thay đổi/cải tiến tổ chức và môi trường làm việc, bao gồm nâng cao vai trò của nữ giới. Các cải tiến có thể ở dạng chính sách, ứng dụng thực tiễn, và/hoặc tiêu chuẩn thực hiện.
Nhóm 4. Dự án ứng dụng/kế hoạch hành động. Nhóm loại hình này đề cập đến dự án ứng dụng/kế hoạch hành động của cá nhân hoặc nhóm, hoặc mở rộng/nhân rộng quy mô các dự án/kế hoạch đã hoặc đang được áp dụng như là kết quả tham gia vào các hoạt động phát triển nguồn nhân lực của Chương trình Aus4Skills. Loại hình này cũng bao gồm dự án ứng dụng kiến thức từ việc tham gia hoạt động phát triển nguồn nhân lực của Chương trình.
Tài trợ
Các mức tài trợ được xác định theo bảng dưới đây:
Số cựu sinh viên đăng ký |
Mức tài trợ tối đa |
Một hoặc hai cựu sinh viên |
150 triệu đồng |
Ba cựu sinh viên |
220 triệu đồng |
Từ bốn cựu sinh viên trở lên |
300 triệu đồng |
Bất kỳ dự án nào có sự tham gia của một nhóm cựu sinh đều phải chứng minh rõ đây là dự án nhóm, vai trò được xác định cụ thể cho mỗi thành viên. Cần thể hiện rõ giá trị gia tăng của việc đề xuất theo nhóm so với đề xuất cá nhân.
Tài trợ bổ sung: Đồng tài trợ
Chương trình Aus4Skills sẽ tài trợ thêm khoản tiền tương ứng 100% đóng góp của ứng viên nộp hồ sơ, cơ quan chủ quản của ứng viên hoặc tổ chức Việt Nam/ Australia có liên quan khác (ví dụ: Tổ chức Người khuyết tật, hiệp hội ngành) với số tiền tối đa là 50 triệu đồng. Đồng tài trợ phải bằng tiền mặt (không phải bằng hiện vật) và được thể hiện như một phần của dự toán ngân sách trong hồ sơ xin tài trợ bao gồm thời gian cung cấp khoản đồng tài trợ. Việc áp dụng hình thức đồng tài trợ sẽ làm tăng giá trị tài trợ cho một đề xuất cũng như tăng cường cam kết của ứng viên/ cơ quan chủ quản/ tổ chức liên quan đối với đề xuất dự án. Chương trình Aus4Skills sẽ đánh giá tính đúng đắn của “khoản tài trợ tương ứng” đối với dự án đồng tài trợ.
Ví dụ 1 |
Ví dụ 2 |
|
Tài trợ cho dự án từ Quỹ |
VND 150,000,000 |
VND 150,000,000 |
Đồng tài trợ (ví dụ: từ cơ quan chủ quản) |
VND 50,000,000 |
VND 100,000,000 |
Khoản tài trợ tương ứng từ Quỹ |
VND 50,000,000 |
VND 50,000,000 |
Tổng | VND 250,000,000 | VND 300,000,000 |
Khoản tài trợ tương ứng tối đa là 50,000,000 VND không phụ thuộc vào khoản đồng tài trợ. Aus4Skills sẽ không đồng tài trợ với nguồn tài trợ có nguồn gốc từ các khoản vay.
Thời hạn
Thời hạn tối đa để thực hiện một dự án tài trợ là 12 tháng. Việc triển khai thực hiện sẽ bắt đầu trong vòng 3 tháng kể từ khi nhận được thông báo phê duyệt của chương trình Aus4Skills.
Tiêu chí đánh giá
Mỗi hồ sơ xin tài trợ sẽ được đánh giá dựa trên 6 tiêu chí chính:
1) Mục tiêu Chiến lược; 2) Phương pháp luận/Cách tiếp cận; 3) Giới, Khuyết tật và Hòa nhập Xã hội; 4) Quản lý Tài chính và Quản lý Rủi ro; 5) Quyền sở hữu, Tính bền vững và Hoạt động Quảng bá; và 6) Giám sát và Đánh giá.
Quỹ Hỗ trợ Cơ hội Bình đẳng
Cựu sinh viên khuyết tật và cựu sinh viên có hoàn cảnh khó khăn ở khu vực nông thôn (bao gồm cựu sinh dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn ở nông thôn) có mong muốn tham dự các sự kiện của Quỹ Hỗ trợ Cựu sinh viên do Đại sứ quán Australia hoặc Chương trình Aus4Skills tổ chức có thể đề nghị hỗ trợ từ Quỹ Hỗ trợ Cơ hội Bình đẳng.
Ghi nhận hoàn thành dự án
Chứng chỉ Hoàn thành Dự án sẽ được trao cho cựu sinh viên/nhóm cựu sinh viên thực hiện thành công dự án sau khi nộp và được Chương trình Aus4Skills phê duyệt báo cáo hoàn thành dự án cùng với báo cáo quyết toán tài chính.
Hướng dẫn Quỹ Hỗ trợ Cựu sinh viên Australia
Hướng dẫn chi tiết của Quỹ Hỗ trợ Cựu sinh viên Australia dành cho Ứng viên được đăng tải tại đây.
Các dự án được tài trợ sẽ tuân thủ theo Hướng dẫn Tài chính và Hướng dẫn Truyền thông của Quỹ trong suốt quá trình thực hiện dự án.
Một số báo cáo kết quả hoạt động của Quỹ
- Danh sách cựu sinh viên và các dự án đã được nhận hỗ trợ từ Quỹ Hỗ trợ Cựu sinh viên Australia đợt 1 (2017); đợt 2 (2018); đợt thí điểm 2.1 (2019)
- Video tổng kết Quỹ Hỗ trợ Cựu sinh viên Australia đợt 2-2018
- Một số dự án tiêu biểu Quỹ Hỗ trợ Cựu sinh viên đợt 2-2018
- Hội thảo về biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe: Từ bằng chứng khoa học đến phát triển chính sách
- Cơ hội thị trường Australia cho Việt Nam từ Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương và các Hiệp định Thương mại Tự do liên quan
- Thúc đẩy mối quan hệ đối tác giữa Việt Nam – Australia trong phát triển nông nghiệp hữu cơ
- Nâng cao năng lực khuyến nông hướng tới sự phát triển bền vững của cộng đồng dân tộc thiểu số tại huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên
- Tăng cường sáng kiến của phụ nữ yếu thế trong khởi nghiệp kinh doanh nông nghiệp
- Thúc đẩy đánh giá tác động xã hội và đánh giá tác động giới thông qua đối thoại vì sự phát triển thủy điện bền vững tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam
- Tăng cường năng lực cho Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát việc giải quyết các vụ án, vụ việc xâm hại phụ nữ, trẻ em
- Phát triển nghiên cứu khám phá cho giảng viên Việt Nam
- Thực trạng bạo lực gia đình của những gia đình trẻ trong bối cảnh chuyển đổi xã hội
- Tìm hiểu mối quan hệ giữa xói lở bờ biển với hoạt động của con người ở Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam
- Tăng cường quyền sức khỏe sinh sản và tình dục cho người Điếc tại Việt Nam