Thời tiết
Australia nằm ở nam bán cầu, vì thế các mùa sẽ ngược lại với Việt Nam. Lễ Giáng sinh ở Australia diễn ra vào mùa hè khi thời tiết nóng nực và mùa đông bắt đầu từ giữa năm, khoảng tháng Sáu. Từ tháng 11 đến tháng 5, mưa gió mùa trút xuống miền bắc Australia, chẳng hạn như ở Townsville, nơi có Đại học James Cook, và nhiệt độ tăng vọt lên đến 30 độ C. Ngược lại, sinh viên học tập tại Đại học Quốc gia Australia ở Canberra sẽ có những mùa hè khô và nóng, mùa đông khô và lạnh với nhiệt độ có thể xuống dưới 10 độ C trong ngày.
Ngôn ngữ
Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của Australia, mặc dù nhiều ngôn ngữ khác cũng được sử dụng phổ biến, đặc biệt là giữa các nhóm du học sinh đa dạng mà bạn sẽ gặp.
Người Australia thường sử dụng những biệt ngữ độc đáo hoặc tiếng lóng mà bạn có thể thấy khó hiểu. Trong đó bao gồm các từ mới hoặc từ không thường dùng, hoặc từ viết tắt. Người Australia có thói quen rút ngắn các từ, hoặc làm cho chúng trở nên ít trang trọng hơn, đặc biệt là tên gọi. Đây là dấu hiệu của sự chấp nhận và tình bạn. Bạn có thể mua từ điển tiếng lóng của Australia để tham khảo hoặc truy cập trực tuyến
Văn hóa phong tục
Văn hóa Australia nhìn chung khá thân mật. Mọi người thường gọi người quen bằng tên gọi. Tuy nhiên, những danh xưng như Ông, Bà, Cô, Bác sĩ, Giáo sư thường được sử dụng khi nói chuyện với người lớn tuổi hơn lần đầu gặp mặt, đặc biệt là trong môi trường học thuật.
Australia có nhiều yêu cầu về cách ăn mặc. Nhiều cơ quan và địa điểm có yêu cầu cao nhưng trong cuộc sống bình thường, nhiều người Australia có thể mặc những bộ đồ bạn có thể cho là kém kín đáo, nhất là vào mùa hè hay ở bãi biễn. Bạn không nên tỏ ra ngạc nhiên. Bạn cũng không phải tuân theo phong cách này. Là một cộng đồng đa chủng tộc, bạn sẽ thấy nhiều người có nguồn gốc khác nhau ăn mặc theo yêu cầu hoặc quan điểm văn hóa.
Hầu hết sinh viên đại học thường mặc quần áo giản dị. Tuy nhiên, người ta thường thấy du học sinh mặc trang phục truyền thống xen giữa những người mặc quần jean và áo phông. Những người nhận Học bổng Chính phủ Australia thường mặc quốc phục tham dự các sự kiện trang trọng, vì vậy bạn nên mang theo ít nhất một bộ trang phục trang trọng, truyền thống, thể hiện tôn giáo hoặc phong tục của mình.
Mặc dù người Australia rất dễ tính, có một số phong tục mà bạn nên lưu tâm, chẳng hạn như đến đúng giờ và không khạc nhổ. Nhiều tục lệ được Bộ Xuất nhập cảnh và Bảo vệ Biên giới đặt ra trong cuốn sách Life in Australia.
Ngân hàng
Ưu tiên hàng đầu của bạn khi sang đến Australia là mở tài khoản ngân hàng Australia để chúng tôi có thể gửi các khoản thanh toán tiền trợ cấp sinh hoạt phí ban đầu. Trường của bạn sẽ hỗ trợ bạn thực hiện việc này.
Mỗi ngân hàng có thể có giờ làm việc khác nhau, nhưng thường là từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Bạn cần có tài khoản để chương trình học bổng có thể chuyển tiền Trợ cấp Sinh hoạt phí Ban đầu và CLE cho bạn.
Để mở tài khoản, bạn cần giấy tờ tùy thân có ảnh như hộ chiếu hoặc bằng lái xe. Khi bạn đã mở tài khoản, bạn có thể đăng ký dịch vụ ngân hàng điện tử và rút tiền từ máy rút tiền tự động (máy ATM) 24/24, cũng như từ các chi nhánh ngân hàng.
Ở Australia thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng thường được sử dụng nhiều hơn tiền mặt trong các cửa hàng. Hệ thống này được gọi là EFTPOS (có nghĩa là chuyển tiền điện tử khi mua hàng).
Giao thông
Dịch vụ giao thông công cộng giữa các thành phố của Australia rất khác nhau.
Thẻ giảm giá dành cho sinh viên giúp bạn được giảm giá vé khi đi xe buýt, tàu hỏa, phà và xe điện ở một số tiểu bang nhưng nhưng không phải là tất cả. Bạn phải luôn mang theo thẻ sinh viên quốc tế của mình để sử dụng đồng thời với thẻ giảm giá. Nếu một nhân viên giao thông yêu cầu bạn xuất trình sinh viên quốc tế của mình nhưng bạn không mang theo, bạn có thể bị phạt ngay tại chỗ. Cán bộ phụ trách sinh viên sẽ có thể tư vấn cho bạn về chương trình giảm giá dịch vụ giao thông công cộng áp dụng cho sinh viên.
Xe buýt, tàu hỏa và xe điện hoạt động theo lịch trình. Các cơ quan giao thông công cộng thường có sẵn bản đồ về các tuyến đường và thời gian hoạt động của phương tiện trên trang web. Bạn phải bắt xe buýt và xe điện từ các điểm dừng quy định.
Nghiên cứu các tuyến giao thông công cộng sẽ giúp bạn đưa ra quyết định phù hợp về chỗ ở lâu dài.
Xe đạp là phương tiện khá phổ biến đối với sinh viên và hầu hết các thành phố đều có mạng lưới xe đạp hoạt động hiệu quả. Luật Australia quy định bạn phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp hoặc xe máy. Hãy khóa xe đạp khi không sử dụng. Trường bạn có thể có địa điểm an toàn để cất xe đạp.
Một số sinh viên mua xe hơi đã qua sử dụng, đặc biệt nếu họ đang sống ở khu vực lân cận hoặc ở cách xa trường. Sở hữu xe hơi có thể khá tốn kém và giá cước taxi ở Australia cũng rất đắt, đặc biệt là ở các thị trấn nông thôn.
Thông tin liên lạc
Australia có phạm vi phủ sóng điện thoại di động rất rộng và internet tốc độ cao tại các thành phố nơi bạn sẽ theo học. Australia có nhiều nhà cung cấp dịch vụ internet thương mại và thường có giảm giá cho các hợp đồng dài hạn. Bạn cần đọc qua tất cả các lựa chọn dịch vụ và đảm bảo rằng mình cảm thấy thoải mái với chi phí và lợi ích của gói dịch vụ được cung cấp. Hầu hết các trường đại học và cao đẳng cũng cung cấp internet với phạm vi sử dụng hạn chế từ các phòng máy tính của trường, cũng như kết nối internet không dây miễn phí trong khuôn viên trường.
Bạn nên cân nhắc mang theo điện thoại di động từ Việt Nam và mua một thẻ SIM mới khi đến Australia. Các cuộc gọi điện thoại quốc tế có thể rất tốn kém, vì vậy hãy xem xét kỹ lưỡng các phương án dịch vụ trên thẻ điện thoại cho các cuộc gọi quốc tế.
Dịch vụ trả trước và trả sau đều được cung cấp cho điện thoại di động. Trả trước có nghĩa là bạn trả tiền trước cho việc sử dụng dịch vụ. Gói cước trả sau có thể là hợp đồng dài hạn lên tới 24 tháng hoặc ngắn hạn trong vòng 30 ngày. Hãy thận trọng khi ký hợp đồng dài hạn, vì bạn có thể bất ngờ với chi phí hóa đơn hàng tháng.
Truy cập Hiệp hội Viễn thông Di động Australia để biết thêm thông tin.
Nếu bạn chưa có máy tính, hãy cân nhắc mua hoặc thuê máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn ở Australia để có thể được hưởng dịch vụ bảo hành.
Các ổ cắm điện ở Australia cấp điện ở mức điện áp 220-240V. Nếu bạn mang theo các thiết bị điện và bộ sạc cho điện thoại hoặc máy tính xách tay của mình, bạn sẽ cần mang theo hoặc mua một bộ đổi nguồn ở Australia.
Việc làm
Bạn và bất kỳ người phụ thuộc nào đi cùng đều được phép làm việc mà không cần phải xin giấy phép lao động. Bạn có thể làm việc lên đến 40 giờ mỗi hai tuần trong thời gian tham gia chương trình học. Công việc là yêu cầu của khóa học sẽ không tính vào số giờ đi làm này. Bạn có thể làm việc với số giờ không hạn chế trong thời gian nghỉ hết học kỳ. Tuy nhiên, bạn được khuyến khích không làm việc trong thời gian học vì công việc có thể làm gián đoạn việc học.
Đối với sinh viên học Thạc sỹ và Tiến sỹ, thân nhân phụ thuộc có thể làm việc với số thời gian không giới hạn, sau khi khóa học của bạn bắt đầu.
Có rất nhiều lựa chọn nếu bạn muốn làm việc. Một số sinh viên Học bổng Chính phủ Australia làm trợ giảng tại trường. Số khác làm việc ngoài trường, ví dụ như ở ngành công nghiệp dịch vụ. Công việc nhìn chung là bán thời gian và thường không giống với công việc của bạn ở Việt Nam, vì rất ít người nhận học bổng đáp ứng các yêu cầu của Australia đối với một số ngành nghề nhất định, chẳng hạn như y khoa và giảng dạy. Loại hình công việc khác nhau tùy theo mỗi vùng.
Công việc được quảng cáo trên báo chí và trên internet và hầu hết các trường có bộ phận cung cấp thông tin việc làm giúp bạn tìm được công việc bán thời gian, hãy viết sẵn CV và chuẩn bị trả lời phỏng vấn tốt.
Nếu khóa học của bạn dài hơn 6 tháng, bạn được coi là người cư trú tại Australia để làm các thủ tục về thuế. Nếu bạn làm việc, Bạn nên xin mã số thuế từ Văn phòng thuế Australia và bạn sẽ được yêu cầu nộp đơn xin hoàn thể vào cuối năm tài chính (30 tháng Sáu). Bất kỳ khoản trích thu nhập nào của bạn để nộp thuế do chủ làm việc của bạn nộp sẽ được bồi hoàn cho bạn nếu như thu nhập trong năm của bạn dưới ngưỡng tối thiểu trong một năm.
Các trang web giới thiệu các cơ hội việc làm bao gồm: