Những ứng viên được hỗ trợ bình đẳng bao gồm:
Người khuyết tật
Người ở các vùng nông thôn khó khăn theo quy định
Yêu cầu riêng biệt
Ngoài các tiêu chí hợp lệ chung, các quy định hợp lệ riêng biệt cũng áp dụng đối với ứng viên có hoàn cảnh khó khăn.
Quỹ hỗ trợ bình đẳng
Quỹ hỗ trợ cơ hội bình đẳng giúp thu hẹp rào cản tham gia đối với các nhóm có hoàn cảnh khó khăn nộp hồ sơ và nhận được Học bổng Chính phủ Australia.
Những ứng viên được hỗ trợ bình đẳng
Ứng viên người dân tộc thiểu số chỉ được coi là ứng viên khó khăn nếu đáp ứng các yêu cầu là ứng viên đến từ các vùng nông thôn khó khăn.
Ứng viên ở các vùng nông thôn khó khăn là người sinh ra HOẶC học phổ thông tại một trong các vùng nông thôn khó khăn theo quy định VÀ đang làm việc tại một trong các tỉnh có các vùng nông thôn khó khăn đó. Xem danh sách các vùng nông thôn khó khăn tại đây.
Trong hồ sơ xin học bổng, ứng viên khó khăn cần nộp kèm theo bằng chứng chứng minh nơi sinh, nơi tốt nghiệp phổ thông, nơi làm việc, hoặc chứng minh là người khuyết tật, nếu những thông tin này không được thể hiện trong những giấy tờ đã nộp khác.
Yêu cầu về điểm trung bình tốt nghiệp đại học, Tiếng Anh và kinh nghiệm làm việc đối với các ứng viên khó khăn
Ứng viên khó khăn thuộc các nhóm ứng viên chỉ cần đáp ứng các tiêu chí sau:
- Điểm trung bình tốt nghiệp đại học 6.0
- 12 tháng kinh nghiệm làm việc liên quan gần nhất
- Không yêu cầu điểm IELTS tại thời điểm nộp hồ sơ, nhưng sau khi tham dự kỳ thi tiếng Anh do DFAT tài trợ (nếu vượt qua vòng sơ tuyển), ứng viên cần được IELTS tối thiểu 5.0, không có điểm thành phần dưới 4.5.
Quỹ hỗ trợ bình đẳng
Quỹ hỗ trợ cơ hội bình đẳng giúp thu hẹp rào cản tham gia đối với các nhóm có hoàn cảnh khó khăn đủ điều kiện (người khuyết tật và người thuộc các địa phương nghèo), đã nộp hồ sơ và nhận được Học bổng Chính phủ Australia tại Việt Nam và các hoạt động phát triển nguồn nhân lực không phải là học bổng do Aus4Skills quản lý.
Quỹ hỗ trợ cơ hội bình đẳng chỉ áp dụng cho giai đoạn trước và sau khi nhận được học bổng. Đối với người khuyết tật, Chính phủ Australia sẽ hỗ trợ trực tiếp trong thời gian học tập tại Australia, nhưng không hỗ trợ thêm cho người nhận học bổng vùng nông thôn khó khăn.
Các bước tiếp cận Quỹ hỗ trợ bình đẳng
Nếu bạn là ứng viên, người nhận học bổng hoặc cựu sinh viên đủ điều kiện nhận hỗ trợ từ Quỹ hỗ trợ cơ hội bình đẳng, vui lòng thực hiện các bước dưới đây để tiếp cận tài trợ.
Bước 1. Bạn có hợp lệ không?
Bạn có thuộc một trong những nhóm sau đây?
Nhóm | Tiêu chuẩn | Giấy tờ chứng minh* |
Ứng viên có hoàn cảnh khó khăn, gồm người dân tộc thiểu số nếu đáp ứng được các tiêu chuẩn dành cho ứng viên đến từ vùng nông thôn khó khăn | Danh sách các vùng nông thôn khó khăn đã được cập nhật tại đây | Giấy khai sinh công chứng, hoặc Bằng tốt nghiệp Phổ thông công chứng Bản sao công chứng hợp đồng việc làm |
Người khuyết tật | Khuyết tật được định nghĩa là [1]: | Giấy chứng nhận khám bệnh của bác sĩ hoặc bệnh viện Lưu ý: Để được hỗ trợ tối đa, bạn nên chia sẻ tình trạng của mình càng sớm càng tốt, ở bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình tiếp cận hỗ trợ từ chương trình. |
*Tài liệu kèm theo có thể được yêu cầu theo quyết định của cán bộ chương trình.
Bước 2. Liên hệ Aus4Skills
Nếu bạn đủ điều kiện nhận hỗ trợ, vui lòng liên hệ Aus4Skills theo địa chỉ equityfund@australiawardsvietnam.org Bạn cần trình bày thông tin mô tả ngắn gọn về tính hợp lệ/đủ điều kiện nộp hồ sơ của mình (ví dụ: thuộc khu vực nông thôn nghèo, dân tộc hoặc tình trạng khuyết tật). Bạn cũng nên bắt đầu thu thập tài liệu kèm theo như đã nêu trong bảng phía trên. Nếu bạn cần được hỗ trợ về vấn đề này, vui lòng thông báo cho Aus4Skills trong email.
Bước 3. Tài liệu kèm theo
Đại diện của Aus4Skills sẽ liên hệ với bạn để xác nhận tính hợp lệ/đủ điều kiện nộp hồ sơ. Họ có thể yêu cầu bạn nộp tài liệu kèm theo hoặc hỗ trợ bảo mật thông tin tài liệu, nếu cần thiết. Sau đó, bạn sẽ được yêu cầu tham gia Đánh giá nhu cầu của người khuyết tật hoặc Đánh giá ứng viên vùng nông thôn khó khăn, để xác định mức hỗ trợ dự kiến khi ứng viên là người khuyết tật và ứng viên thuộc các vùng nông thôn khó khăn nhận học bổng tại Australia hoặc Việt Nam.