Học bổng Chính phủ Australia (Australia Awards) là học bổng quốc tế uy tín dài hạn do Chính phủ Australia tài trợ. Học bổng được trao cho thế hệ các nhà lãnh đạo toàn cầu tương lai cơ hội học tập, nghiên cứu và phát triển chuyên môn tại Australia.

Học bổng Chính phủ Australia (Australia Awards) nhằm phát triển tiềm năng lãnh đạo và thúc đẩy thay đổi lâu dài thông qua việc xây dựng một mạng lưới toàn cầu các cá nhân tài năng bằng cách tiếp thu các trải nghiệm giáo dục chất lượng cao tại Australia và nước ngoài.

Người nhận học bổng trở về nước với tư duy, kiến thức mới và khả năng tạo nên những thay đổi quan trọng cho nước nhà với tư cách là những nhà lãnh đạo trong lĩnh vực của mình.

Học bổng Chính phủ Australia, do Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia (DFAT) tài trợ, bao gồm Học bổng Chính phủ Australia (Australia Awards) dài hạn và các khóa học ngắn hạn.

Học bổng Chính phủ Australia là một cấu thành quan trọng của chương trình hỗ trợ song phương của Chính phủ Australia dành cho Việt Nam và được trao hàng năm nhằm giúp đáp ứng các nhu cầu về phát triển và nguồn nhân lực ưu tiên của Việt Nam cũng như tăng cường liên kết giữa Australia và Việt Nam.

Trong vòng tuyển chọn 2024 / niên khóa 2025, các suất Học bổng Chính phủ Australia (Australia Awards) sau đại học cho bậc học Thạc sỹ sẽ được trao cho các ứng viên Việt Nam đáp ứng các tiêu chí tuyển chọn và lựa chọn ngành học ưu tiên cho Việt Nam.

Lưu ý: các khóa học ngắn hạn được cung cấp trong các hoạt động phát triển nguồn nhân lực phi học bổng do Aus4Skills quản lý.

Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập trang web Chương trình Học bổng Chính phủ Australia

Formal degree” là “bằng đại học chính quy”.

Bằng tại chức và bằng chuyên tu không được coi là bằng chính quy và sẽ không được chấp nhận là bằng cấp hợp lệ để xin Học bổng Chính phủ Australia (Australia Awards). Bằng liên thông được coi là bằng chính quy nếu ứng viên đã tốt nghiệp khóa học 3 năm ở bậc cao đẳng.

Ứng viên Thạc sỹ nghiên cứu phải cung cấp bằng chứng đã liên lạc với giáo sư hướng dẫn của một trường đại học Australia tại thời điểm nộp hồ sơ. Ứng viên nên tham khảo thêm tài liệu hướng dẫn Tìm giáo sư hướng dẫn và cách viết đề cương nghiên cứu.

, nếu bạn là nhân viên của một công ty nhà nước trung ương hoặc địa phương mà đủ điều kiện nộp hồ sơ.

Có, nếu bạn đang làm việc cho một dự án của Chính phủ ở cấp trung ương hoặc địa phương nhưng không phải là công chức/viên chức chính phủ, bạn có thể nộp đơn xin Học bổng Chính phủ Australia (Australia Awards) nếu bạn đáp ứng những yêu cầu của nhóm ứng viên tương ứng. Vui lòng xem chi tiết tại Tiêu chí hợp lệ.

Không, nhân viên của các công ty nước ngoài (bao gồm chi nhánh, công ty con của công ty nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam) hoặc các công ty có vốn đầu tư nước ngoài không đủ điều kiện nộp đơn xin học bổng.

Tuy nhiên, ứng viên là người khuyết tật đến từ các công ty nước ngoài được coi là hợp lệ và có thể nộp hồ sơ nếu đáp ứng tiêu chí tuyển chọn.

Không. Ứng viên không được nộp hồ sơ xin học bổng cùng bậc học với bằng cấp đã có. Tuy nhiên, ứng viên có hoàn cảnh khó khăn (ứng viên khuyết tật hoặc ứng viên ở các vùng nông thôn khó khăn theo quy định của Học bổng) hoặc ứng viên đang làm việc tại một số cơ quan trung ương có thể  nộp đơn xin học Thạc sỹ ở một lĩnh vực khác với lĩnh vực đã có bằng Thạc sỹ trước đó.

Ứng viên thuộc các nhóm khác nếu đang học Thạc sỹ sẽ được xem xét tùy từng trường hợp cụ thể

Nhóm ứng viên Yêu cầu Tiếng Anh
Ứng viên có hoàn cảnh khó khăn (thuộc các nhóm ứng viên hợp lệ dưới đây):

– Ứng viên là người khuyết tật

– Ứng viên thuộc các địa phương nghèo theo quy định

Không yêu cầu điểm tiếng Anh khi nộp hồ sơ.

Điểm IELTS 5.0 (không có điểm thành phần dưới 4.5)

TOEFL iBT 35 (Đọc và Nghe 3, Nói và Viết 12 trở lên)

PTE Academic 29 (không có điểm thành phần nào dưới 23)

Lưu ý: Nếu ứng viên không nộp điểm IELTS tại thời điểm nộp hồ sơ, ứng viên sẽ tham dự kỳ thi sơ tuyển Tiếng Anh do DFAT tài trợ (nếu vượt qua vòng sơ tuyển) và đạt điểm IELTS tối thiểu 5.0 (không có điểm thành phần dưới 4.5).

Cơ quan trung ương

Cơ quan cấp thành phố, tỉnh, huyện

Trường/cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Không yêu cầu điểm tiếng Anh khi nộp hồ sơ.

Điểm IELTS 5.0 (không có điểm thành phần dưới 4.5)

TOEFL iBT 35 (Đọc và Nghe 3, Viết và Nói 12 trở lên)

PTE Academic 29 (không có điểm thành phần nào dưới 23)

Lưu ý: Nếu ứng viên không nộp điểm IELTS tại thời điểm nộp hồ sơ, ứng viên sẽ tham dự kỳ thi sơ tuyểnTiếng Anh do DFAT tài trợ (nếu vượt qua vòng sơ tuyển) và đạt điểm IELTS tối thiểu 5.0 (không có điểm thành phần dưới 4.5).

Trường đại học cấp tỉnh

Viện nghiên cứu

Không yêu cầu điểm tiếng Anh khi nộp hồ sơ.

Điểm IELTS 5.5 (không có điểm thành phần dưới 5.0)

TOEFL iBT 46 (Đọc và Nghe 4, Nói và Viết 14 trở lên)

PTE Academic 36 (không có điểm thành phần nào dưới 29)

Lưu ý: Nếu ứng viên không nộp điểm tiếng Anh hợp lệ tại thời điểm nộp hồ sơ, ứng viên sẽ tham dự kỳ thi IELTs do Aus4Skills tài trợ (nếu vượt qua vòng sơ tuyển) và đạt điểm IELTS tối thiểu 5.5 (không có điểm thành phần dưới 5.0).

Trường đại học tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, và Cần Thơ Không yêu cầu điểm tiếng Anh khi nộp hồ sơ.

Điểm IELTS 6.0 (không có điểm thành phần dưới 5.5)

TOEFL iBT 60 (Đọc 8, Nghe 7, Nói 16, Viết 18 trở lên)

PTE Academic 46 (không có điểm thành phần nào dưới 36)

Lưu ý: Nếu ứng viên không nộp điểm tiếng Anh hợp lệ tại thời điểm nộp hồ sơ, ứng viên sẽ tham dự kỳ thi IELTS do Aus4Skills tài trợ (nếu vượt qua vòng sơ tuyển) và đạt điểm IELTS tối thiểu 6.0 (không có điểm thành phần dưới 5.5).

Tổ chức phi chính phủ của Việt Nam

Công ty Việt Nam

Nộp điểm tiếng Anh khi nộp hồ sơ.

Điểm IELTS 5.5 (không có điểm thành phần dưới 5.0)

TOEFL iBT 46 (Đọc và Nghe 4, Nói và Viết 14 trở lên)

PTE Academic 36 (không có điểm thành phần nào dưới 29)

Tổ chức phi chính phủ quốc tế, Tổ chức Liên Hợp Quốc, Đại sứ quán Nộp điểm tiếng Anh khi nộp hồ sơ.

Điểm IELTS 6.5 (không có điểm thành phần dưới 6.0)

TOEFL iBT 84 (không có điểm thành phần nào dưới 21)

PTE Academic 58 (không có điểm thành phần nào dưới 50)

Công ty nước ngoài (dành cho ứng viên khuyết tật) Không yêu cầu điểm tiếng Anh khi nộp hồ sơ.

Điểm IELTS 5.0 (không có điểm thành phần dưới 4.5)

TOEFL iBT 35 (Đọc và Nghe 3, Viết và Nói 12 trở lên)

PTE Academic 29 (không có điểm thành phần nào dưới 23)

Lưu ý: Nếu ứng viên không nộp điểm tiếng Anh hợp lệ tại thời điểm nộp hồ sơ, ứng viên sẽ tham dự kỳ thi IELTS do Aus4Skills tài trợ (nếu vượt qua vòng sơ tuyển) và đạt điểm IELTS tối thiểu 5.0 (không có điểm thành phần dưới 4.5).

Chú ý: Chứng chỉ IELTS (hoặc TOEFL iBT, chứng chỉ PTE Academic) hợp lệ là chứng chỉ có ngày thi bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2023 trở đi. Xin lưu ý chứng chỉ hợp lệ phải nộp cùng hồ sơ học bổng trực tuyến muộn nhất vào ngày 1 tháng 5 năm 2023.

Không, chứng chỉ IELTS/TOEFL/ PTE Academic nộp sau khi hết hạn nộp hồ sơ vào ngày 30 tháng 4 năm 2024 sẽ được coi là không hợp lệ.

Có, các ứng viên này vẫn phải nộp chứng chỉ IELTS/TOEFL iBT/PTE Academic. Tất cả các ứng viên, dù ở giai đoạn nộp hồ sơ hay đã vượt qua vòng sơ tuyển và kỳ thi IELTS do Aus4Skills tài trợ đều phải có điểm IELTS/TOEFL iBT/PTE Academic hợp lệ, đáp ứng được yêu cầu tối thiểu về điểm IELTS/TOEFL iBT/PTE Academic của nhóm ứng viên tương ứng.

24 tháng kinh nghiệm làm việc phù hợp được tính từ ngày ghi trên bảng điểm tốt nghiệp đến ngày hết hạn nộp hồ sơ. Thời gian làm việc phải được chứng minh bằng hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng chính thức đối với công chức nhà nước.

Tất cả các ứng viên, trừ ứng viên có hoàn cảnh khó khăn, PHẢI có 24 tháng kinh nghiệm làm việc phù hợp gần nhất tại Việt Nam tại thời điểm nộp hồ sơ, bao gồm cả thời gian thử việc. Kinh nghiệm làm việc trong thời gian còn đi học sẽ không được tính.

Kinh nghiệm làm việc KHÔNG nhất thiết phải liên tục hoặc với cùng một cơ quan, nhưng phải là kinh nghiệm  gần đây và phù hợp với ngành học tập và lĩnh vực nghiên cứu mà ứng viên lựa chọn.

Tất cả các ứng viên phải nộp bản sao công chứng hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng chính thức (nếu ứng viên là công chức nhà nước) cùng với hồ sơ xin học bổng để chứng minh đáp ứng đủ thời gian kinh nghiệm làm việc phù hợp. Những giấy tờ này không cần phải dịch sang Tiếng Anh.

Tất cả các ứng viên cũng phải nộp Thư giới thiệu của cơ quan do cơ quan hiện tại ký và đóng dấu xác nhận.

Các ứng viên có hoàn cảnh khó khăn phải chứng minh có ít nhất 12 tháng kinh nghiệm làm việc phù hợp trong hợp đồng lao động và Thư giới thiệu của cơ quan.

Tất cả các ứng viên phải nộp hồ sơ trực tuyến trên trang OASIS cùng với tài liệu kèm theo muộn nhất là đến hết ngày 1 tháng 5 năm 2023.

Hồ sơ xin học bổng giấy sẽ không được chấp nhận và sẽ được coi là không hợp lệ.

Bạn phải nộp toàn bộ những tài liệu được liệt kê ở phần Các tài liệu kèm theo  cùng với đơn xin học bổng trực tuyến. Các hồ sơ không có đầy đủ các tài liệu kèm theo theo yêu cầu sẽ được coi là không hợp lệ.

Xin lưu ý ứng viên thuộc nhóm có hoàn cảnh khó khăn hoặc các nhóm không yêu cầu nộp chứng chỉ IETLS tại thời điểm nộp hồ sơ không cần phải nộp chứng chỉ IELTS cùng với hồ sơ xin học bổng. Những ứng viên này sẽ phải tham gia kỳ thi sơ tuyển tiếng Anh do DFAT tài trợ nếu vượt qua vòng sơ tuyển. Tại đây, các ứng viên này phải đáp ứng yêu cầu tiếng Anh tương ứng với nhóm ứng viên của mình.

Bảng điểm đại học có thể do Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Trưởng Phòng Đào tạo, Phó trưởng phòng Đào tạo hoặc cơ quan công chứng nhà nước chứng thực.

Các giấy tờ khác cần được chứng thực bởi cơ quan công chứng nhà nước.

Hội đồng Tuyển chọn (JSC) bao gồm đại diện của Đại Sứ quán Australia và Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam sẽ xét duyệt Học bổng Chính phủ Australia (Australia Awards). Quy trình xét tuyển bao gồm vòng sơ tuyển và vòng phỏng vấn. Vòng sơ tuyển sẽ chọn ra các hồ sơ hợp lệ và xuất sắc. Chỉ có ứng viên vượt qua vòng sơ tuyển mới được mời phỏng vấn. Những ứng viên vượt qua vòng phỏng vấn bằng tiếng Anh sẽ được lựa chọn  để trở thành người nhận học bổng có điều kiện.

Ứng viên được đánh giá trên phẩm chất cá nhân, minh bạch và cơ hội tiếp cận công bằng dựa trên các yếu tố sau:

  • Năng lực học tập
  • Tiềm năng đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam và thúc đẩy các mối quan hệ giữa Việt Nam – Australia
  • Năng lực chuyên môn, tố chất lãnh đạo và kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực liên quan đến ngành học.

Kết quả xét tuyển học bổng đối với ứng viên vượt qua vòng sơ tuyển và vòng phỏng vấn dự kiến sẽ được thông báo vào đầu tháng 8 năm 2024.

Thạc sỹ tín chỉ (Master’s by coursework) là khóa học trong đó phần lớn thời gian yêu cầu học viên tham gia một số môn học bắt buộc và một số môn học lựa chọn. Thạc sỹ tín chỉ yêu cầu học viên phải tham dự các lớp giảng dạy, lớp học nhóm và các lớp thí nghiệm nhỏ, tùy thuộc vào khóa học và trường đại học. Thạc sỹ tín chỉ có thể bao gồm một bài luận hoặc một nghiên cứu nhỏ trong vòng một học kỳ.

Thạc sỹ nghiên cứu (Master’s by research) được trao sau khi học viên hoàn tất một đề tài nghiên cứu lớn, dưới sự dẫn dắt của một giáo sư hướng dẫn. Thông thường Thạc sỹ nghiên cứu không yêu cầu học viên phải tham gia nghe giảng hay đến lớp học, dù một số bằng Thạc sỹ nghiên cứu có thể có một, hai môn học bắt buộc.

Hiện nay không có khóa học liên kết trong chương trình Học bổng Chính phủ Australia (Australia Awards) vòng tuyển chọn năm 2024/niên khóa 2025.

Đối với bậc học Thạc sỹ, ứng viên có thể lựa chọn một khóa học tại Australia khác với ngành học trước đây, nếu khóa học này phù hợp với kinh nghiệm làm việc và mục tiêu nghề nghiệp. Trong đơn xin học bổng ứng viên cần phải chứng minh rằng mình sẽ sử dụng kiến thức và kỹ năng sẽ học được trong khóa học đó để thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam sau khi bạn trở về từ Australia. Ứng viên cũng nên cân nhắc khả năng đáp ứng yêu cầu đầu vào của khóa học và khả năng hoàn thành khóa học khi lựa chọn khóa học.

Ứng viên nên chọn khóa học kỹ càng và cẩn thận ngay từ khi nộp hồ sơ để giảm thiểu việc thay đổi khóa học sau khi đã nộp hồ sơ.

Ứng viên cần chọn hai khóa học tại hai trường đại học khác nhau cho nguyện vọng 1 và nguyện vọng 2. Hai khóa học này phải thuộc cùng một ngành học. Nếu chọn hai ngành học khác nhau, ứng viên sẽ được yêu cầu đổi một trong hai khóa học cho phù hợp với khóa học còn lại.

Các ứng viên đã qua vòng sơ tuyển chỉ có thể thay đổi khóa học trong những trường hợp đặc biệt. Thay đổi khóa học này sẽ được xem xét tùy theo từng trường hợp cụ thể, với điều kiện khóa học mới phải cùng một lĩnh vực học tập với khóa học cũ, phù hợp với kinh nghiệm làm việc của người đạt học bổng và được ủng hộ bởi cơ quan chủ quản nếu ứng viên còn đi làm ở đây.

Tại thời điểm nhập học, nếu người đạt học bổng có điều kiện không đáp ứng được yêu cầu học thuật và/hoặc không có đủ IELTS 6.5 (không điểm thành phần nào dưới 6.0) hoặc cao hơn theo yêu cầu của khóa học họ đã chọn tại một trường Đại học Australia và đã được Hội đồng Tuyển chọn phê duyệt, thì có thể bị rút học bổng.

Người đạt học bổng có trách nhiệm tuân thủ các thỏa thuận trong hợp đồng làm việc hoặc các thỏa thuận khác giữa người đạt học bổng và cơ quan chủ quản.

Ứng viên học bổng có điều kiện sẽ học một khóa Thạc sỹ toàn thời gian trong thời gian ngắn nhất cần thiết. Thời gian học cụ thể sẽ do trường Đại học Australia mà ứng viên đã lựa chọn và được Hội đồng tuyển chọn phê duyệt quyết định dựa vào hồ sơ của ứng viên, tuy nhiên thời gian khóa học tối đa không quá 2 năm.

Những thay đổi quan trọng của vòng tuyển chọn 2023/niên khóa 2024 bao gồm:

  • Thay đổi yêu cầu về Tiếng Anh và điểm trung bình tốt nghiệp đại học đối với nhóm ứng viên đến từ các viện nghiên cứu.
  • không còn nhóm ứng viên đến từ các tổ chức của Liên Hợp Quốc và các Đại sứ quán.
  • Bằng Thạc sỹ thứ hai chỉ hợp lệ đối với ứng viên thuộc nhóm khó khăn (ứng viên khuyết tật hoặc ứng viên ở các vùng nông thôn khó khăn theo quy định của Học bổng)

Chi tiết vui lòng xem thêm tại đây.

Ứng viên xin học bổng Chính phủ Australia (Australia Awards) không bắt buộc phải xin học tại một trường đại học Australia trước khi nộp hồ sơ xin học bổng. Văn phòng học bổng Chính phủ Australia tại Việt Nam sẽ hỗ trợ ứng viên trong quá trình xin học tại một trường đại học Australia sau này nếu ứng viên được nhận học bổng Chính phủ Australia có điều kiện.